myBanner

10 sự thật bạn chưa biết về phong cách Chinoiserie – P1

Bình phong gấp phong cách Chinoiserie

1. Chinoiserie từng là phong cách được giới quý tộc theo đuổi nhất

Trong suốt thế kỷ 17 và 18, người châu Âu trở nên say mê với các nền văn hóa và truyền thống châu Á. Họ thích bắt chước hoặc gợi lên các họa tiết châu Á trong nghệ thuật, kiến trúc, cảnh quan, đồ nội thất và thời trang của phương Tây. Trung Quốc dường như là một nơi bí ẩn, xa xôi và việc thiếu kiến thức về vùng đất này chỉ làm tăng thêm vẻ huyền bí mà thôi.

Chinoiserie bắt nguồn từ tiếng Pháp “chinois”, có nghĩa là “Trung Quốc”, hoặc “theo khẩu vị Trung Quốc”. Đó là một thẩm mỹ phương Tây lấy cảm hứng từ thiết kế phương Đông.

“The fact remains that four thousand years ago, when we did not know how to read, they [the Chinese] knew everything essentially useful of which we boast today” Voltaire

Thực tế vẫn là bốn nghìn năm trước, khi chúng ta chưa biết đọc, họ [người Trung Quốc] đã biết mọi thứ về các vật chất, tiện nghi mà chúng ta tự hào ngày nay.
Chinoiserie bắt nguồn từ tiếng Pháp "chinois", có nghĩa là "Trung Quốc", hoặc "theo khẩu vị Trung Quốc". Đó là một thẩm mỹ phương Tây lấy cảm hứng từ thiết kế phương Đông.

Bình phong gấp là một trong những biểu hiện phổ biến nhất của Chinoiserie, thường được trang trí bằng những tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt. Các chủ đề bao gồm thần thoại, những cảnh về cuộc sống cung đình, thiên nhiên và sự lãng mạn trong văn học Trung Quốc — một cô gái trẻ đang yêu nấp phía sau bình phong và nhìn lén chàng trai mà cô thầm trộm nhớ.

anh 1 - Chinoiserie Decor
Bình phong gấp Trung Quốc. Thế kỷ 18. Gỗ, giấy dó, Bộ sưu tập Nội thất Hoàng gia, Vienna. Nguồn: Sandstein
anh 2 - Chinoiserie Decor
Tác phẩm The Toilette của François Boucher, 1742

2. Chinoiserie trở nên cực thịnh với sự gia tăng thương mại ở phương Đông

Thương mại gia tăng với Trung Quốc và Đông Á trong thế kỷ 17 và 18 đã mang một dòng hàng hóa Trung Quốc và Ấn Độ vào châu Âu trên các con tàu của Công ty Swedish East India, và các công ty từ Hà Lan, Pháp và Anh.

anh 3 - Chinoiserie Decor
Tác phẩm “Các nhà máy châu Âu ở Canton” của Thomas Allom, 1838

Vào giữa thế kỷ 19, Công ty Đông Ấn của Anh đã trở thành người chơi thống trị trong thương mại Đông Á, sự cai trị của nó kéo dài trên hầu hết Ấn Độ, Miến Điện, Malaysia, Singapore và Hồng Kông thuộc Anh. Một phần năm dân số thế giới chịu ảnh hưởng thương mại của Công ty Đông Ấn Anh.

anh 4 - Chinoiserie Decor
Tác phẩm (British) East India House của Thomas Malton the Younger (1748-1804)

3. Chinoiserie bắt đầu với việc uống trà

Uống trà là đỉnh cao của phong cách và văn hoá dành cho những phụ nữ tinh tế và thượng lưu. Bữa tiệc trà lúc đó cần phải bày trí theo phong cách Chinoiserie mới thật sự là đúng điệu.

Uống trà là một phần cơ bản của xã hội thượng lưu; đồ gốm sứ xuất khẩu của Trung Quốc và đồ nội thất phong cách chinoiserie rất được ưa chuộng để bày trí cho một nghi lễ uống trà đúng chuẩn. -Beevers

anh 5 - Chinoiserie Decor
Tác phẩm Tea Leaves của William McGregor Paxton, Boston, MA. metmuseum
anh 6 - Chinoiserie Decor
Bộ trà kiểu Ý. Italian. Porcelain. metmuseum
anh 7 - Chinoiserie Decor
1762 Tea Caddy. British. Silver. metmuseum
anh 8 - Chinoiserie Decor
Sugar Box. Austrian. metmuseum
anh 9 - Chinoiserie Decor
1770 Tea Casket, British, Staffordshire. Men trắng trên đồng sơn men đa sắc. metmuseum

Trà và đường là những mặt hàng đắt tiền trong thế kỷ mười tám và chiếc rương nhỏ này có trang bị khóa để bảo vệ những thứ có giá trị trong đó.

Rương này chứa được hai hộp đựng trà (xanh và đen) và một hộp lớn hơn để đựng đường. Hoạ tiết bên ngoài là khung cảnh mục đồng và cảnh quan phong cách Ý, kết hợp với việc mạ vàng Rococo trên nền màu hồng, tạo ra một hiệu ứng sang trọng.

anh 10 - Chinoiserie Decor
1770 Tea Casket, British, Staffordshire. Men trắng trên đồng sơn men đa sắc. metmuseum
anh 11 - Chinoiserie Decor
1726 Pair of Tea Caddies. British. Silver. metmuseum

4. Phụ nữ quý tộc là những nhà sưu tập đồ sứ chinoiserie nổi tiếng

Trong số họ có Nữ hoàng Mary, Nữ hoàng Anne, Henrietta Howard, và Nữ công tước Queensbury – tất cả những phụ nữ có địa vị xã hội rất cao, và là hình mẫu của phong cách thượng lưu & tinh tế thời bấy giờ.

Phụ nữ giàu có đã giúp đưa phong cách Chinoiserie lên đỉnh cao nhờ vào sức mua của họ. Có một câu chuyện kể về cuộc cạnh tranh gay gắt giữa Margaret, Nữ công tước thứ 2 của Portland và Elizabeth, Nữ bá tước Ilchester, để giành lấy một chiếc đĩa men lam của Nhật Bản.

anh 12 - Chinoiserie Decor
Đồ sứ Chinoiserie từ Frankfurt c. 1700
anh 13 - Chinoiserie Decor
Faience with Chinese scenes. Nevers Manufactory. c. 1680

Chiếc đĩa dưới đây là minh hoạ rõ nhất cho xu hướng chế tác đồ gốm châu Á của các nhà máy gốm sứ Anh. Chiếc đĩa này với lối trang trí chinoiserie được phân bổ khéo léo, là một tác phẩm đầy tham vọng từ những năm 1750, thập kỷ mà Bow (nhà máy gốm sứ lớn nhất của Anh vào những năm 1750) lần đầu tiên đạt được sản lượng thương mại.

anh 14 - Chinoiserie Decor
Plate. British. Bow Porcelain Factory. Soft-paste porcelain
anh 15 - Chinoiserie Decor
1755 Nhạc sĩ Chines. Xưởng sản xuất sứ Chelsea. Sứ mềm. metmuseum

Nổi bật nhờ những hoạ tiết chinoiserie được vẽ bởi Charles-Nicolas Dodin, những bình hoa với hình tượng voi này từ 1760 được cho là do Mme. de Pompadour đặt hàng, Quý phi được sủng ái nhất của vua Louis XV của Pháp. Các bình này là một trong những mẫu hiếm nhất được sản xuất bởi nhà máy Sèvres nổi tiếng ở ngoại ô Paris.

anh 16 - Chinoiserie Decor
Cặp Lọ hình voi. Charles Nicolas Dodin, Sèvres, Pháp, 1760. Bảo tàng nghệ thuật Walters

5. Chinoiserie có liên quan đến phong cách Rococo

Cả hai phong cách đều có đặc trưng là các trang trí hoa mỹ, tập trung vào vật liệu, tính chất cách điệu và chủ đề mô tả sự thư thái và vui vẻ.

anh 17 - Chinoiserie Decor
Chateau de Chantilly. Căn hộ của các Hoàng tử Condé
anh 18 - Chinoiserie Decor
The Cabinet of chinoiserie. Nymphenburg Palace, Munich, Germany. Credit Yelkrokoyade
anh 19 - Chinoiserie Decor
1745 Hộp đựng các vật thiết yếu kết hợp đồng hồ. Đức. Vàng và ngọc trai, được lót bằng nhung đỏ sẫm. metmuseum
anh 20 - Chinoiserie Decor
1745 Hộp đựng các vật thiết yếu kết hợp đồng hồ. Đức. Vàng và ngọc trai, được lót bằng nhung đỏ sẫm. metmuseum
anh 21 - Chinoiserie Decor
1745 Hộp đựng các vật thiết yếu kết hợp đồng hồ. Đức. Vàng và ngọc trai, được lót bằng nhung đỏ sẫm. metmuseum
anh 22 - Chinoiserie Decor
1735 Đồng hồ treo tường. Pháp. Étienne LeNoir. Sứ mềm và một phần đồng thau mạ vàng. metmuseum

Các điểm nhấn chinoiserie kỳ bí hình ngôi chùa trên đỉnh nắp liễn là minh họa rõ nhất cho một cách diễn giải về văn hoá phương Đông, phổ biến ở miền nam nước Đức.

anh 23 - Chinoiserie Decor
1771 Tureen and stand. Silver, silver gilt. German, Augsburg. metmuseum

Xem tiếp Phần 2

Leave a Reply

Your email address will not be published.

 
 
 

Don`t copy text!