myBanner

Tìm về lịch sử Chinoiserie Style và Indochine Style (part 2)

kiotviet fb02abe83b9d72878e86d7f29e433ae8 - Chinoiserie Decor

Indochine Style xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 19; những sự kết nối, giao thoa văn hoá đã thay đổi thiết kế và lối sống, sở thích của tầng lớp quý tộc trong trang trí nội thất nói riêng, đó sự kết hợp thiết kế ở phía Phương Tây cổ điển với những thứ thuộc về Phương Đông.

Bản đồ cổ và trong lịch sử có ghi chép Đông Dương là một bán đảo kéo dài từ biển phía Đông của Nam Trung Hoa,  bao gồm các quốc gia Siam ( Thái ), bán đảo Mã Lai, Cao Miên (Campuchia ); phía Bắc và Nam Việt Nam  (*  lúc đó AnNam vẫn thuộc quyền cai trị của nhà Nguyễn ) 

Đông Dương được thành lập năm 1887 có tên gọi là: “L’Indochine française”. Tầm ảnh hưởng Pháp tại Campuchia bị hạn chế, nên trong cuốn sách Indochine Style – Barbara Walker tập trung nói về Việt Nam và Lào.

kiotviet 0454ee7ee9d1d0efd7e2f8481a2e3b4a - Chinoiserie Decor
Gốm sứ men lam với các hình tượng đền chùa, tháp Văn Xương

Sự ra đời của Indochine Style

Indochine Style xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 19; những sự kết nối, giao thoa văn hoá đã thay đổi thiết kế và lối sống, sở thích của tầng lớp quý tộc trong trang trí nội thất nói riêng, đó sự kết hợp thiết kế ở phía Phương Tây cổ điển với những thứ thuộc về Phương Đông.

Quay lại nói chút về lịch sử, vào thế kỷ thứ 15, thời đại của khám phá biển và kinh doanh vận tải biển được mở rộng đến quần đảo Indonesia và vùng Viễn Đông biển bị ngăn cấm. ( * Thời kì này là thời kỳ chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn đánh thắng tàu của Hà Lan khi vào vùng biển nước mình, sử sách có ghi chép. ). Do vậy sự giao thương với các nước Đông Dương không được phát triển tại thời kỳ này và người Phương Tây tiếp tục khám phá vùng đất mới – Trung Hoa. 

87001439 10214912459159814 7579368623072870400 n - Chinoiserie Decor
Các sản phẩm mỹ nghệ của trường Mỹ nghệ bản xứ Thủ Dầu Một (Bình Dương) gồm các thứ đồ gỗ, đồ cẩn ốc và trường Mỹ nghệ Bản xứ Biên Hòa với đồ gốm, đồ đồng dùng trong nội thất trưng bày tại triển lãm quốc tế nghệ thuật trang trí tại Paris (Pháp) năm 1925. Nguồn: Section Colonial Indochine – Exposition Internationale des art décoratifs et industriels modernes. TƯ LIÊU: HOÀNG VIỆT

Nhưng địa lý Đông Dương đã luôn thu hút sự chú ý của thương nhân Phương Tây vì Đông Dương là giao lộ của đường hằng hải biển với những mạng lưới con sông hùng vĩ. Đông Dương như một cái rẻ quạt, đường sườn núi con sông được hình thành, nằm ở giữa lục địa Ấn và Trung Quốc chạy vươn ra phía Thái Bình Dương, như vậy đây là vùng đất trung tâm. Cảm giác rằng toàn bộ cuộc sống Viễn Đông bắt nguồn từ đó. Từ những con sông chảy từ miền Đông Tây Tạng, sông MeNam, sông Thanlwin, sông Mê Kong, sông Cửu Long lan rộng chảy ra biển dãy núi tắt dần đã gửi đất phù sa từ trong lục địa đến nơi đây.

Vào thời kỳ Indochine Style bắt đầu nở rộ vào đầu thế kỷ 20, các đồ nội thất được làm từ chất liệu tre bản địa tự nhiên được yêu thích, người Phương Tây muốn giữ nguyên chất liệu thô mộc và không yêu cầu các cơ sở chế biến nội thất làm từ thanh gỗ giả để khác với chất liệu nguyên bản, tạo ra các sản phẩm nội thất khúc mắc tre vang danh đến bấy giờ.

kiotviet d30fedea7f902c09bf8c33edd0dfbaa9 - Chinoiserie Decor
Lọ hoa men lam men rạn tái hiện lại cành hoa, thanh gỗ bằng đồng đậm chất Chinoiserie.

Bên cạnh đó các cảm hứng hoạ tiết xuất phát từ thực vật và động vật tự nhiên ở Đông Dương xuất hiện trong ngành dệt may và nghệ thuật thủ công.

kiotviet 451d411531d5aa1025c5fe8be07de6b7 - Chinoiserie Decor

Như vậy có thể tổng hợp xuyên suốt quá trình lịch sử, Indochine Style xuất hiện vào cuối thế kỷ 19, trong khi Chinoiserie là hiện thân của trí tưởng tượng của người Châu Âu về vùng đất Trung Hoa từ thế kỷ 17, phong cách Chinoiserie tiếp nối sự thay mình trong trang trí nội thất của tầng lớp quý tộc Châu Âu; tiếp đến  thiết kế Đông Dương được ảnh hưởng sau đó trên các vùng lãnh thổ phía Nam Trung Hoa, hay còn gọi vùng phía Đông. 

Các tinh hoa văn hoá lịch sử, đồng thời sự sáng tạo không giới hạn của các nhà thiết kế, những kiến trúc sư tạo nên các trường phái đa dạng : Chinoiserie Chic, Chinoiseries & Neo Classic, Mordern Chinoiserie … và sẽ còn phát triển hơn nữa trong thời gian tới. 

Nguồn : Tổng hợp và dịch bởi Chinoiserie Việt Nam. Xem phần 1 tại đây.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

 
 
 

Don`t copy text!