myBanner

Nội thất CHINOISERIE – Trào lưu thời thượng của quý tộc phương Tây thế kỷ XVII-XIX

29 - Chinoiserie Decor

Sự phổ biến của nội thất Chinoiserie đạt đến đỉnh điểm ở khoảng giữa thế kỉ 18, khi nó được kết hợp với Phong cách Rococo và trong các tác phẩm của François Boucher, Thomas Chippendale, Jean-Baptist Pillement.

1. Bối cảnh lịch sử

Trung Hoa lần đầu được Châu Âu biết đến vào khoảng Trung Kì nhà Minh, được biết đến rộng rãi hơn vào thời nhà Thanh và đặc biệt là trong thời kì Chiến tranh Nha phiến với nước Anh (鸦片战争 – Opium Wars).

Thuật ngữ Chinoiserie là một từ có nguồn gốc tiếng Pháp (trong từ “Chinois” có nghĩa là “Trung Quốc“), hay còn gọi là Trường phái Trung HoaTrong những năm cuối thế kỉ 17 và thế kỉ 18, nhờ các cuộc du viễn trên biển, Trung Hoa được người Châu Âu biết đến. Người phương Tây thực sự ấn tượng với nền văn hoá đặc biệt và các sản vật phong phú của mảnh đất phía Đông này. Thay vì các lái buôn Trung Quốc đến Châu Âu, các lái buôn Châu Âu lại tới Trung Quốc.

Vào khoảng giữa thời cai trị của Vạn Lịch, các thương gia Hà Lan và Anh Quốc đã đến bờ biển Trung Quốc. Các nhà truyền giáo Thiên Chúa cũng tích cực tới đây truyền đạo, thậm chí bản thân Hoàng đế Khang Hi nhà Thanh cũng là một người theo đạo Thiên Chúa. Chính vì vậy mà thương mại với Châu Âu lại ngày càng tăng lên. Người Châu Âu đã mang những vật phẩm đặc sắc của đất nước phong kiến này về phổ cập cho nhân dân của họ. Tuy nhiên, hai cuộc Chiến tranh Nha phiến nổ ra, các cuộc bạo loạn thù trong giặc ngoài,… khiến cho Trung Hoa ngày càng suy yếu. Họ đói nghèo, lạc hậu và luôn luôn bị phương Tây chèn ép.

Sau bao nhiêu hiệp ước, cuối cùng với Hiệp ước Thiên Tân, yêu cầu tất cả các tài liệu chính thức của Trung Quốc phải được viết bằng tiếng Anh và một quy định cho phép các tàu chiến Anh được đi lại không hạn chế trên các sông ngòi Trung Quốc. Tình hình chính trị rối ren khiến cho Trung Hoa như một “nước bị trị hờ” của Anh, Pháp, không chỉ phải mở cửa giao thương, chịu đựng các điều khoản chèn ép mà còn luôn luôn phải cống nạp cho người phương Tây nhiều hơn những sản vật phong phú.

Mặt khác, các sản phẩm phong phú mà Trung Hoa mang tới cho Châu Âu lại như một làn sóng nghệ thuật mạnh mẽ, một biểu hiện cho lối sống vương giả của quý tộc phương Tây, không chỉ vậy nó còn ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực khác như y học, khoa học, giả kim thuật…

2. Chinoiserie – Trường phái Trung Hoa

Thuật ngữ “Chinoiserie” là một từ có nguồn gốc tiếng Pháp (trong từ “Chinois” có nghĩa là “Trung Quốc“), hay còn gọi là Trường phái Trung Hoa, xuất hiện lần đầu ở thế kỉ 17 trong các bản nghiên cứu về Phương Đông học (Orientalism) của Athanasius Kircher. Đây là một trào lưu nghệ thuật lấy cảm hứng từ văn hoá và những gì liên quan đến Trung Hoa, ảnh hưởng mạnh mẽ đến cả hội hoạ, kiến trúc, nội thất, văn học, sân khấu, âm nhạc, thời trang, lối sống… Là thú vui “tao nhã”, thượng lưu của giới quý tộc Châu Âu.

Sự phổ biến của nội thất Chinoiserie đạt đến đỉnh điểm ở khoảng giữa thế kỉ 18, khi nó được kết hợp với Phong cách Rococo và trong các tác phẩm của François Boucher, Thomas Chippendale, Jean-Baptist Pillement. Đồng thời nó cũng được phổ biến bởi sự tràn vào của hàng hóa Trung Quốc, Ấn Độ được mang tới hàng năm sang châu Âu qua các thương thuyền Anh, Hà Lan, Pháp, Thụy Điển và Đông Ấn.

Sự phổ biến của nội thất Chinoiserie đạt đến đỉnh điểm ở khoảng giữa thế kỉ 18, khi nó được kết hợp với Phong cách Rococo và trong các tác phẩm của François Boucher, Thomas Chippendale, Jean-Baptist Pillement.
Brighton Royal Pavilion. Restoration of the Saloon visit 11. Picture by Jim Holden

Mặc dù Chinoiserie có nghĩa là Trường phái Trung Hoa, nhưng nó vẫn được hiểu như một trường phái nghệ thuật Châu Âu (giống như Japonisme nói riêng và Orientalism nói chung), tuy nhiên nó cũng là một hiện tượng mang tính toàn cầu. Các phiên bản địa phương của nội thất Chinoiserie được lan tràn và phát triển cả ở Ấn Độ, Nhật Bản, Ba Tư và đặc biệt là Mỹ Latin. Ở thị trường Tây Ban Nha Mới (New Spanish), một thương nhân Bồ Đào Nha tên là Manila Galleon đã mang một lượng lớn đồ gốm sứ, sơn mài, dệt may, và các loại gia vị từ các thương gia Trung Quốc tới Acapulco, Panama, và Lima. Những sản phẩm này sau đó truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ và thợ thủ công địa phương như thợ gốm sứ làm gốm Talavera ở Puebla de Los Angeles.

Có nhiều lý do tại sao nội thất Chinoiserie trở nên phổ biến ở Châu Âu trong thế kỷ 18. Bởi lẽ Châu Âu vốn đã luôn có một niềm đam mê với phương Đông huyền bí, nhưng vì còn nhiều hạn chế về hiểu biết. Cộng thêm sự tiếp cận với các nền văn hóa mới thông qua mở rộng thương mại Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc, khiến nơi đây trở thành đề tài nóng bỏng đối với họ. Chính vì  các hạn chế về Phương Đông học và sự xa cách địa lí đã tạo ra một mức độ thần bí bao trùm, kèm theo các thông tin sai lệch khiến cho Đông Á trong mắt người phương Tây càng lúc càng bí ẩn hơn.

Mặc dù có nhiều các nhận định không chính xác về Đông Á (*), nhưng điều này không thể ngăn cản sự tò mò và tôn trọng của người phương Tây. Thậm chí người ta còn cho rằng nghệ thuật của Trung Quốc đối với “các nghi lễ triều đình còn phức tạp hơn cả Versailles”. Theo Voltaire trong cuốn “Art de la Chine”, ông viết: “Có một sự thật rằng, từ bốn ngàn năm trước, khi chúng ta còn chưa biết đọc, người Trung Quốc đã biết tất cả mọi thứ đơn giản hữu ích mà chúng ta vẫn thường lấy làm tự hào ở ngày hôm nay.”  Ở văn bản khác lại viết: “…đâu đó, phía bên kia thế giới, có tồn tại một nền văn hóa phong phú sánh ngang với các nền văn minh của Hy Lạp và Rome”. Chính những điều đó mà nội thất Chinoiserie đã tạo ra một mối nối mới lạ đối với người Châu Âu.

Tủ Cabinet với hoạ tiết đặc trưng của nội thất Chinoiserie
Red Orient Cabinet Chinoiserie Style

(*) Vì những hạn chế đã nói ở trên mà người Châu Âu thời đó có rất nhiều các nhận định sai lệch và Trung Quốc. Năm 1899, nhà văn Pháp Eugène-Melchior de Vogué (xuất thân là một nhà ngoại giao) đã sử dụng cụm từ “Chinoiserie” trong tác phẩm “Les Morts qui Parlent” (Những người chết biết nói), mà theo định nghĩa của Trung tâm Quốc gia Tài nguyên Văn bản và Từ ngữ của Pháp, được hiểu như là ‘điều gì nhắc đến một số đặc điểm có thực (hoặc là gán ghép cho) của “thiên triều” như sự quái đản, tính thích gây rối rắm, phiền nhiễu, giành giật và đầy mưu mô’.

Như đã nói tới, nội thất Chinoiserie chỉ phổ biến trong tầng lớp thượng lưu phương Tây chứ không phải hoàn toàn có tác động gì lớn đối với văn hoá Châu Âu. Một số nhà phê bình nhìn nhận phong cách này như ‘…một sự thoái ẩn xuất phát từ lý trí, vị giác và một thế hệ dòng dõi bước vào trong thế giới mơ hồ của đạo đức dựa trên Chủ nghĩa Khoái lạc (Hedonism), trực giác và giá trị cảm nhận về tính nữ‘. Nó thậm chí còn bị coi là thiếu tính logic, và chính Phong cách Antique được ra đời dựa trên trường phái này. Kiến trúc sư – Văn sĩ Robert Morris cho rằng: “…nó chỉ bao gồm các ý tưởng bất chợt và hão huyền, không hề có quy tắc, trật tự nào. Để biến nó thành hiện thực còn đòi hỏi vào trí tưởng tượng phong phú của bậc thiên tài”. Những người có hiểu biết và quan điểm khảo cổ về phương Đông thì đều coi Chinoiserie là một loại phong cách, tuy nhiên đối với những biến đổi của nó trong cách tiếp cận của đại chúng thì họ lại nhạo báng tính thực tế trong nghệ thuật và kiến trúc của Trung Quốc. Bên cạnh đó, vẫn còn một số khác tin rằng mối quan tâm đến phong cách Chinoiserie chỉ ra một sự ‘nhầm lẫn văn hóa’ trong xã hội châu Âu.

Nội thất Chinoiserie chỉ tồn tại đến thế kỉ 19, và đến gần đầu thế kỉ 20 thì suy thoái. Vào khoảng thời gian này, người ta bắt đầu chuyển sang quan tâm đến Nhật Bản và trào lưu Japonisme nhiều hơn. Cái chết của Vua George IV (1830) chính là một mất mát đáng tiếc đối với trào lưu Trung Hoa này, bởi ông là một trong những người ủng hộ phong cách trên một cách mạnh mẽ.

Rồi Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất (1839-1842) giữa Anh – Trung đã gây ra gián đoạn thương mại, dẫn đến sự suy giảm mối quan tâm về phương Đông trong lòng người phương Tây. Không những vậy, Trung Quốc còn đóng cửa giao thương, và đối với nhiều người Chinoiserie trở thành một trào lưu của quá khứ.

Tầm cuối thế kỉ 19, quan hệ Anh – Trung dần được ổn định, người ta bắt đầu trở lại quan tâm đến nội thất Chinoiserie, tuy không còn phổ biến như trước. Trong đó có thành tựu đáng chú ý, chính là Hoàng tử Albert đã phân chia các tác phẩm nội thất Chinoiserie ở Cung điện Hoàng gia Pavilion (Royal Pavilion) tại Brighton của George IV rồi mang tới Lâu đài Buckingham. Chinoiserie tồn tại như để nhắc nhở người Anh về vinh quang trước đây với các nước thuộc địa đã từng giành được, dù sau đó nó nhanh chóng phai nhạt dần đi trong dòng chảy trào lưu

3. Gốm sứ

Từ thời kì Phục Hưng (Renaissance), các thiết kế phương Tây đã luôn cố gắng bắt chước sự tinh xảo của gốm sứ Trung Hoa, thậm chí các nhà giả kim thuật còn viết ra rất nhiều công thức chế luyện gốm sứ nhưng bất thành. Thời bấy giờ, gốm sứ ở Châu Âu còn đắt đỏ và quý giá hơn vàng gấp nhiều lần. Nỗ lực đầu tiên của Châu Âu trong việc tạo ra gốm chính là gốm Medici và vô vàn các sản phẩm bắt chước gốm (gốm giả). Cuối thế kỉ 17, các thiết kế bắt chước sứ Trung Hoa đã  được đưa vào sản xuất ở Châu Âu, thường là các sản phẩm liên quan đến trà như ấm, đĩa, tách,…, đỉnh điểm là khi làn sóng Rococo Chinoiserie bắt đầu phủ sóng mạnh mẽ.

kiotviet 8a6337395831cad598d32735acf4e20d - Chinoiserie DecorNhững dấu hiệu đầu tiên của nội thất Chinoiserie ở Châu Âu chính là thông qua sản phẩm gốm sứ mà các thương nghiệp Đông Ấn, Anh, Hà Lan, nhất là Bồ Đào Nha mang tới ở thế kỉ 17. Trong đó gốm Tin-glazed (dịch nôm na là gốm Thiếc-men, đất sau khi nung được tráng lên một lớp men có chứa oxit thiếc, màu trắng, sáng mờ, đục.

Đây chỉ là một cách thức sáng tạo mô phỏng, không phải là cách thức nung gốm thật của Trung Quốc) màu trắng và trang trí màu xanh được làm tại thành phố Delft (Hà Lan) chính là sản phẩm bắt chước sứ thanh hoa nhà Minh. Sau đó, Johan Nieuhof đã phát hành một cuốn sách, mà trong đó công bố 150 bức ảnh tuyên truyền phong cách Chinoiserie, và trường phái này trở nên đặc biệt phổ biến trong thế kỷ 18. Họ làm ra các sản phẩm gốm sứ (của Châu Âu), bắt chước những thiết kế tách trà, ấm trà, bát đĩa,… của Trung Quốc. Và chỉ giới quý tộc phương Tây thời thượng mới đủ khả năng chi trả cho những sản phẩm đó.

4. Trà Trung Hoa – Lối sống tao nhã thượng lưu

Thưởng trà Trung Hoa cũng được gọi là một phần của phong cách Chinoiserie.

Một trong những điều góp phần khiến cho phong cách Chinoiserie trở nên phổ biến ở thế kỉ 18 chính là hoạt động thưởng trà. Nền nếp của phái nữ (trong giới thượng lưu – tiểu thư, quý bà,…) và văn hoá uống trà trong nước cũng có những quy tắc nhất định trong Thời kì Chinoiserie (Chinoiserie mise en scène). Theo Beevers, “Uống trà là một phần cơ bản của xã hội lịch sự. Người ta quan tâm nhiều đến đồ gốm nhập khẩu từ Trung Quốc và Chinoiserie, chính là vì muốn cải tiến thêm về các nghi thức uống trà.” Sau 1750, mỗi năm Anh Quốc đều bỏ ra £10,000,000 để nhập trà, chứng tỏ phong cách này càng ngày càng phổ biến.

Bình hoa Sứ Men Lam men rạn viền đồng Ormolu phong cách Chinoiserie
Bình hoa Sứ Men Lam men rạn viền đồng Ormolu phong cách Chinoiserie

Tuy nhiên, về nghệ thuật thưởng trà, hay đồ gốm nhập khẩu Trung Quốc và đồ gốm mô phỏng của Châu Âu, đều được nữ giới quan tâm hơn so với nam giới. Gần như những phụ nữ quý tộc hay người có địa vị cao trong xã hội đều vô cùng quan tâm tới gốm sứ và trà trong Chinoiserie, như Nữ hoàng Mary, Nữ hoàng Anne, Henrietta Howard, nữ Công tước xứ Queensbury,… Thậm chí có một cố sự nổi tiếng trong lịch sử, về vụ tranh chấp chiếc đĩa men trắng xanh giữa Margaret Đệ nhị Công tước xứ Portland và Elizabeth Bá tước xứ Ilchester. Điều đó cho thấy người tiêu dùng nữ giàu có đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sự thịnh hành của một trào lưu, bên cạnh đó còn thể hiện cả sở thích thượng lưu và tính xã hội của thời đại.

5. Nội thất Chinoiserie

Các vương quốc Châu Âu khác nhau, chẳng hạn như ở thời đại Louis XV của Pháp, đã đặc biệt ưa chuộng  nội thất Chinoiserie, bởi nó là sự pha trộn hoàn hảo với Phong cách Rococo. Toàn bộ các phòng, ví dụ như ở Château de Chantilly, thường được trang trí bằng các tác phẩm Chinoiserie. Các nghệ sĩ như Antoine Watteau cùng những người khác, đã cho ra đời thêm nhiều các tác phẩm đi theo phong cách này. “Phong vị Trung Hoa” xuất hiện trong các bồn hoa thời Hậu Baroque (Late Baroque) với Rococo ở Đức và cung điện Nga, cả trong những tấm ngói ở Aranjuez gần Madrid. Làng Trung Quốc còn được xây dựng ở Drottningholm (Thụy Điển) và Tsarskoe Selo (Nga). Những chiếc bàn trà gỗ gụ của Thomas Chippendale (nhà thiết kế nội thất) và tủ Trung Quốc, được tô điểm thêm với kính màu và khung mạ. Các quý ông người Anh cũng trang bị cho mình những món đồ nội thất mô phỏng theo các học giả nhà Thanh. Tuy nhiên không phải mọi thiết kế trang trí nội thất theo phong cách Chinoiserie đều mô phỏng từ Trung Quốc, bởi một số món đồ sơn mài, chạm khắc là được học tập từ Nhật Bản.

Tủ Cabinet và đèn bàn thếp lá bạc Ý phong cách Chinoiserie
Tủ Cabinet và đèn bàn thếp lá bạc Ý phong cách Chinoiserie

Trong thế kỷ 17 và 18, người châu Âu bắt đầu sản xuất đồ nội thất bắt chước đồ nội thất sơn mài Trung Quốc. Nó thường được trang trí bằng gỗ mun, ngà voi hoặc các họa tiết đặc trưng như chùa chiền miếu mạo. Trong thời gian ấy, Thomas Chippendale còn tích cực sản xuất đồ nội thất Chinoiserie và xuất bản cuốn sách thiết kế mang tên “Quý Ông và Người chủ không gian sống: Bộ sưu tập các kiểu dáng trang nhã và hữu ích của nội thất gia dụng, mang đến phong vị thời thượng bậc nhất” (The Gentleman and Cabinet-maker’s Director: Being a large Collection of the Most Elegant and Useful Designs of Household Furniture, In the Most Fashionable Taste). Các thiết kế nội thất Chinoiserie của ông đều cầu kì và tinh xảo, những chiếc ghế và tủ thường được trang trí cảnh sắc chim muông rực rỡ, hoa cỏ, hoặc hình ảnh của những khung cảnh mộng tưởng lạ kì. Các tác phẩm trang trí này thường không mang tính đối xứng.

Phông nền trên tường sử dụng trong các ngôi nhà châu Âu thế kỷ 18 cũng phản ánh niềm đam mê chung với các họa tiết Chinoiserie. Với sự gia tăng nhiều hơn của các biệt thự, kèm theo đó các thiết kế nội thất phần nào cải tiến trong việc có thêm các khoảng đón ánh nắng mặt trời, phông nền trên tường lại càng thêm phổ biến hơn. John Cornforth ghi chú rằng, trước đây các ‘kết cấu hấp thụ ánh sáng của thảm nhung và gấm hoa’ rất được ưa thích, nhưng giờ những lợi ích chung của chúng là để trang hoàng cho ánh sáng phản chiếu lên chúng. Phông nền trên tường được tạo ra bởi các nghệ nhân Trung Quốc, và bắt đầu xuất hiện trong nhà của các quý tộc Châu Âu khoảng giữa năm 1740 – 1790. Các hình nền sang trọng dành cho giới thượng lưu thường vô cùng độc đáo, được làm thủ công bằng tay và cực kì xa hoa tốn kém. Nền tường với các họa tiết Chinoiserie cũng trở nên dễ tiếp cận hơn với tầng lớp trung lưu khi nó có thể được in ra và sản xuất hàng loạt với giá cả phải chăng.

6. Kiến trúc và vườn

Sự hiểu biết của châu Âu về thiết kế vườn của Trung Quốc và Đông Á được minh chứng bằng việc sử dụng khái niệm “Sharawadgi”. Đây là kết cấu vườn có cảnh quan, kiến trúc mang vẻ đẹp không trật tự, tưởng như bất thường nhưng lại đầy tính thẩm mỹ. Dưới ảnh hưởng của ngài William Temple, những người làm vườn châu Âu và các nhà thiết kế đã tạo ra các cảnh quan vận dụng các khái niệm Sharawadgi, hình thành khu vườn bất đối xứng và hiện diện Chủ nghĩa Tự nhiên (Naturalism) trong các khu vườn đậm chất phương Đông.

kiotviet 201b29af757c297565bbf8aebfe02d16 - Chinoiserie DecorNhững khu vườn này thường chứa các loại cây mang hương thơm khác nhau, hoa cỏ phong phú, dọc khắp nơi là đá rải trang trí, có ao hồ thả cá bơi lượn, và những con đường uốn vòng khúc khuỷu. Những khu vườn này thường được bao bọc bởi một bức tường. Đặc điểm của lối kiến trúc này chính là trong những khu vườn đó sẽ bao gồm chùa, hoặc nhà nghi lễ phục vụ cho những buổi kỉ niệm hoặc ngày lễ, có thuỷ tạ hoặc đình đài bố trí hoa theo mùa.

Phong cảnh của Kew Gardens (London) là một ví dụ điển hình cho sự ảnh hưởng rõ rệt của kiến trúc Trung Quốc.

7. Hội họa phong cách Chinoiserie

Những ý tưởng của nghệ thuật trang trí và vẽ tranh theo phong cách phương Đông thấm nhuần Hội họa và Điêu khắc (Art and Craft) Châu Âu, Mỹ. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, “vào giữa thế kỷ thứ 18, Charleston đã nhập khẩu một lượng lớn các mặt hàng xa xỉ từ Châu Á… trong đó rất nhiều là các bức tranh. Những khía cạnh của hội họa Trung Quốc đã được tích hợp vào Châu Âu, dù nghệ thuật thị giác của Mỹ bao gồm cả các tác phẩm bất đối xứng, chủ đề hoan lạc và cảm giác thất thường nói chung.

5d6d47d66a454f15b9db92ba945532fc - Chinoiserie DecorWilliam Alexander là một họa sĩ người Anh, đã minh hoạ và điêu khắc những người du lịch đến Đông Nam Á và Trung Quốc trong thế kỷ 18. Ông chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các nền văn hóa và phong cảnh ông nhìn thấy ở phương Đông. Ông đưa ra lý tưởng về việc miêu tả sự lãng mạn của văn hóa Trung Hoa, nhưng đồng thời ông cũng là người chịu ảnh hưởng bởi lí thuyết “dấu hiệu trực quan ban đầu” (pre-established visual signs). Alexander miêu tả chính xác các cảnh quan của Trung Quốc khi vẽ phong cách  Chinoiserie, “Thật là nghịch lý, sự bắt chước này cứ lặp đi lặp lại những dấu hiệu mang tính biểu tượng của Trung Quốc – những dấu hiệu phủ nhận khả năng xác thực của chúng, và khiến cho chúng rập vào khuôn mẫu. “ Lí giải cho điều này, là bởi vì sự mô tả Trung Quốc và Đông Nam Á trong hội họa Châu Âu, Mỹ hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết về Phương Đông thông qua những định kiến Phương Tây (như đã nói ở phần trên), chứ không hề dựa vào điểm nhìn xác thực từ đại diện của văn hóa Phương Đông. Đây cũng là điều mà phần lớn những nghệ sĩ đi theo trào lưu nội thất Chinoiserie vướng phải ở thời kì ấy.

Có rất nhiều hoạ sĩ nổi tiếng đã vẽ tranh theo phong cách Chinoiserie, như William Mcgregor Paxton, François Boucher, Albert von Keller,…

Đề tài trong tranh có liên quan tới Chinoiserie rất phong phú, điển hình nhất vẫn là mô tả về đời sống của giới thượng lưu (bởi thời kì này vẫn đang ảnh hưởng sâu sắc bởi lối vẽ tranh tuyến tính và Phục Hưng), trong tranh khắc hoạ các quý tộc giàu sang cùng những sản vật liên quan đến Trung Quốc, như trang phục, đồ vật, bối cảnh, không gian, nội thất, sinh hoạt…

8. Thời trang phong cách Chinoiserie

Ảnh hưởng bởi những hoạ tiết Trung Hoa, và sự du nhập của các mặt hàng như lụa, gấm, tơ,… ăn mặc theo phong cách Trung Quốc hoặc sử dụng, phát triển các textiles lên trang phục cũng thể hiện cho sự thời thượng của giới thượng lưu lúc bấy giờ.

kiotviet c0e1a45f57f81901b0d513a7208e8d25 - Chinoiserie Decor

Trên đây là vài nét về trào lưu nội thất Chinoiserie trong lịch sử phương Tây, hy vọng đã mang lại những kiến thức mới về phong cách này và truyền thêm cảm hứng Chinoiserie tại Việt Nam.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

 
 
 

Don`t copy text!